THPT Chuy�n Luong Van T?y
Đang tải dữ liệu...

Trang chủGiới thiệuHội trường 60 nămTin tứcThông báoCông khaiThư viện tài liệuTuyển sinh
   Toán học    |    Tin học    |    Vật lý    |    Hóa học    |    Sinh học    |    Ngữ văn    |    Ngoại ngữ    |    Lịch sử    |    Địa lý    |    Upload   
Địa lý

Tuần 30: Chuyên đề địa lý tự nhiên Ninh Bình

   
10:44' PM - Chủ nhật, 15/03/2015
I/ Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính

1. Vị trí địa lý - Phạm vi lãnh thổ

Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở rìa phía nam và tây nam của Đồng bằng Sông Hồng Phía bắc giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam với chiều dài 15 km; phía tây bắc giáp 2 huyện Yên Thuỷ và Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình với chiều dài 66 km; phía nam là vịnh Bắc bộ với chiều dài bờ biển là 16,5km; phía đông và đông bắc giáp huyện ý Yên, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, lấy sông Đáy là ranh giới với chiều dài 87 km; phía tây và tây nam giáp huyện Thạch Thành, thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá với chiều dài 87 km.

Toạ độ địa lý của tỉnh Ninh Bình: Điểm cực nam: 19057' độ vĩ bắc (Cửa Đáy, xã Kim Đông, huyện Kim Sơn); điểm cực bắc: 20028' độ vĩ bắc (xóm Lạc Hồng, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan); điểm cực tây: 105032'30" độ kinh đông (núi Điện, rừng Cúc Phương huyện Nho Quan), điểm cực đông: 105053'20" độ kinh đông (bến đò Mười, xã Xuân Thiện, huyện Kim Sơn).

Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.405,04 km2, dân số năm 1999 là 884.900 người, mật độ 629,6 người/km2 (năm 2004 là 894.868 người, mật độ 637 người/km2).. So với các tỉnh thành trong cả nước, về diện tích tự nhiên, Ninh Bình thuộc loại tỉnh nhỏ. Quy mô dân số thuộc loại trung bình, mật độ dân số thuộc loại cao so với cả nước, tuy nhiên Ninh Bình lại là tỉnh có mật độ dân cư thưa nhất vùng Đồng bằng Sông Hồng.

2. Sự phân chia hành chính

Ninh Bình cổ xưa thuộc đất Nam giao, thời kỳ Bắc thuộc là Tượng quận, huyện Vô Công quận Cửu Chân, huyện Câu Lậu quận Giao Chỉ rồi huyện Văn Dương thuộc Trường Châu. Thời Đinh-Lê (986-1010), Ninh Bình là kinh đô của nước Đại Cồ Việt. Thời Trần, thuộc phủ Trường An, thời Lê Sơ Ninh Bình có 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan, thời Lê Trung Hưng gọi là Thanh Hoa ngoại trấn. Năm 1806 đổi là đạo Thanh Bình. Năm 1821 đổi là đạo Ninh Bình. Năm 1829 đổi là trấn Ninh Bình. Từ thời Nguyễn, sử sách ghi chép được đầy đủ và chi tiết về quá trình thay đổi và tên các đơn vị hành chính từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở ở một số thời điểm cụ thể.

Năm Minh Mạng 12 (1831), tỉnh Ninh Bình chính thức ra đời, sau khi có thêm huyện Kim Sơn (1829). Đến năm 1937, Ninh Bình có 2 phủ 4 huyện 48 tổng và 375 xã thôn (phủ tương đương huyện và độc lập với nhau).

Năm 1945, thị xã Ninh Bình ra đời. Tháng 12/1949, tỉnh Ninh Bình thuộc Liên khu 3. Ngày 27/1/51, tái lập tỉnh Ninh Bình. Ngày 27/12/1975, sáp nhập với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh.

Ngày 26/12/1991, tái lập tỉnh Ninh Bình trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Nam Ninh, có 7 đơn vị hành chính: thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, huyện Hoa Lư, huyện Tam Điệp, huyện Gia Viễn, huyện Hoàng Long, huyện Kim Sơn. Diện tích 1386,77 km2, dân số 787.877 người.

Năm 1992 huyện Tam Điệp được tách ra thành 2 huyện Yên Mô và Yên Khánh, Ninh Bình có 2 thị xã, 6 huyện với 125 xã và 11 phường, thị trấn. Thị xã Ninh Bình là tỉnh lị, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, nằm trên trục quóc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam, cách thủ đô Hà Nôi 90 km.

Đến nay (tháng 7/2007), tỉnh Ninh Bình có 1 Thành phố Ninh Bình (thành lập trên cơ sở thị xã Ninh Bình từ 1/4/2007), 1 thị xã Tam Điệp, 6 huyện: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh và Kim Sơn với 147 xã, phường, thị trấn.

Bảng: Các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Ninh Bình:

Stt

Đơn vị hành
chính cấp huyện

Số xã,
phường,
thị trấn

Diện tích

Dân số

Mật độ
dân số

1

Thành phố Ninh Bình

14

48,42

km2

102 539

người

2117,7

người/km2

2

Thị xã Tam Điệp

7

107,00

km2

50 383

người

470,9

người/km2

3

Huyện Gia Viễn

21

162,50

km2

117 356

người

722,2

người/km2

4

Huyện Hoa L­ư

11

102,14

km2

64 691

người

633,4

người/km2

5

Huyện Kim Sơn

27

207,40

km2

169 465

người

817,1

người/km2

6

Huyện Nho Quan

27

495,70

km2

133 813

người

269,9

người/km2

7

Huyện Yên Khánh

20

137,80

km2

137 965

người

1001,2

người/km2

8

Huyện Yên Mô

17

144,08

km2

118 656

người

823,5

người/km2


Tỉnh Ninh Bình

144

1405,04

km2

894 868

người

636,9

người/km2

3. ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Nhìn tổng thể, Ninh Bình nằm trên rìa cạnh tam giác châu Bắc bộ, phía đông là đồng bằng, phía nam là biển , dãy Tam Điệp là giới hạn cuối cùng về phía tây nam của Bắc bộ, là khởi đầu của Trung bộ.

Trong quá khứ, Ninh Bình là nơi tiếp giáp của hai đơn vị hành chính lớn: Giao châu ở phía bắc và ái châu ở phía nam, là trung gian giữa xã hội người Việt ở đồng bằng và xã hội người Mường ở vùng núi rừng tây bắc (Hoà Bình). Từ xa xưa, Ninh Bình là nơi phân chia giữa Đông Việt (phía bắc) và Tây Việt (xứ Thanh) thời Hồ thế kỷ XV. Thời Tây Sơn, Tam Điệp Ninh Bình là phòng tuyến chặn ngang bắc nam, để từ đây, nghĩa quân Tây Sơn thần tốc tiến vào giải phóng Thăng Long và quét sạch quân Thanh xâm lược. Trong kháng chiến chống Pháp, Ninh Bình có một vị trí đặc biệt trong tuyến phòng thủ của quân dân liên khu 3. Đây là vị trí cửa ngõ từ các căn cứ của ta ở Tây Bắc xuống đồng bằng. Trong thế trận hiện nay, Ninh Bình là một mắt xích quan trọng bảo vệ đồng bằng sông Hồng và là giao điểm của quân khu 3 và quân khu 4.

Ninh Bình nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc bộ rộng lớn, giàu về tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào. Ninh Bình nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà Nội -Hải phòng - Quảng Ninh, điều đó tác động không nhỏ tới việc phát triển kinh tế của tỉnh.

Ninh Bình nằm trên tuyến giao thông huyết mạch (quốc lộ 1A xuyên Nam-Bắc, và đầu mút của đại lộ phía tây: đường Hồ Chí Minh), nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội (Ninh Bình cách Hà Nội 90 km) với các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên, với thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu long. Ninh Bình còn liên lạc trực tiếp và là của ngõ giao lưu của các tỉnh phía nam với vùng Tây Bắc giàu tiềm năng về tài nguyên, nhưng thiếu nhân lực, thiếu vốn và kỹ thuật.

ở vào vị trí cửa ngõ phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng, vừa có đường bộ, đường sắt và đường sông (toàn tỉnh có 284 km đường sông). Ninh Bình là một trong ba tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để mở rộng các mối liên hệ nội vùng, ngoại vùng, tạo nên động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tải tài liệu gốc tại: Đây

Số lượt đọc:  1777  -  Cập nhật lần cuối:  16/03/2015 08:55:34 PM
Liên kết Website








Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 56.676
Tổng số thành viên: 10
Số người trực tuyến: 418