THPT Chuy�n Luong Van T?y
Đang tải dữ liệu...

Trang chủGiới thiệuHội trường 60 nămTin tứcThông báoCông khaiThư viện tài liệuTuyển sinh
   Thông tin hội trường    |    Trưởng thành từ mái trường Lương Văn Tụy    |    Tự hào truyền thống 60 năm    |    Tài trợ tổ chức hội trường    |    Chùm ảnh Xưa và Nay   
Tự hào truyền thống 60 năm

Nhà trường xin trân trọng giới thiệu bài viết của TS.Vũ Văn Dụ - Nguyên GV của trường,1959 - 1965, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo viên BGD&ĐT

   
06:29' PM - Thứ hai, 28/10/2019
TRƯỜNG LƯƠNG VĂN TỤY NINH BÌNH
NHỮNG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP

***
TS.Vũ Văn Dụ - Nguyên GV của trường,1959 - 1965
Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo viên BGD&ĐT

Cuộc kháng chiến (KC) 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc, kết thúc bằng Hiệp nghị Geneve (1954), hòa bình lập lại ở miền Bắc và bước vào thời kỳ “Hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng đất nước thời kỳ quá độ tiến lên XHCN, đấu tranh thống nhất nước nhà”. Để đẩy mạnh phát triển sự nghiệp GDPT phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng (CM) mới, năm 1955 - Bộ Giáo Dục quyết định hợp nhất các trường cấp III KC của Liên khu 3 (đóng tại vùng tự do Thanh Hóa) như cấp III Cù Chính Lan, cấp III Nguyễn Quốc Trị của Nam Định - cấp III Hồ Tùng Mậu của Ninh Bình, cấp III Hoa Lư (đóng tại Gia Huy - Gia Viễn về sau về xã Ninh Phong - Gia Khánh), cấp III Tư thục - Nguyễn Trường Tộ - và cấp 3 Dân lập - La Văn Cầu (đóng tại Nho Quan) thành trường duy nhất đặt tên là “Trường PTcấp III KC Liên khu III (HT 10 năm) đặt tại TP Nam Định, HS của tỉnh NB phải ra học cấp 3 tại Nam Định; Tới năm 1958 trường này tách ra thành các trường cấp 3 về Hà Nam, Nam Định và Hà Đông), vấn đề đặt ra là NB phải có một trường cấp 3.
Như vậy lịch sử phát triển nền giáo dục CM VN từ sau CM tháng 8 - 1945 với tỉnh NB trong thời kỳ KC chống Pháp đã từng có trường PT cấp III, mà không phải là 1. Thế hệ HS của các trường cấp 3 NB ngày ấy sau này thành các hiệu trưởng (HT) cấp 3 Lương Văn Tụy (LVT) như CN Đinh Thúc Bệ, CN Bùi Ngọc Đại, CN Nguyễn Văn Tuân, cấp 3 Yên Khánh - CN Bùi Phổ, TS. Vũ Văn Dụ -Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo viên - BGD & ĐT, PGS TS. Tạ Hài - ĐH Thương Mại, GS - TSKH Phạm Ngọc Đăng - Nguyên HT ĐH Xây dựng…
Năm 1959 trường PT cấp III Ninh Bình được thành lập là một bước phát triển của sự nghiệp CM cả nước và Ninh Bình nói riêng trong giai đoạn mới xây dựng đất nước - Thời kỳ quá độ xây dựng CNXN ở miền Bắc đấu tranh thống nhất đất nước theo Hiệp nghị Gieneve 1954.
Ngày 07-11-1960 UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quyết định: Trường PT cấp 3 NB được mang tên Lương Văn Tụy - người TNCS đầu tiên của NB, đã cắm lá cờ đỏ búa liềm với dòng chữ “Xô - Nga vạn tuế”, “Ủng hộ Xô - Nga” trên đỉnh Thúy Sơn vào đêm mồng 6 rạng ngày 7 tháng 11 năm 1929 để kỷ niệm CM tháng 10 Nga và từ đó trường PT cấp 3 NB có tên đầy đủ là “Trường PT cấp 3 Lương Văn Tụy Ninh Bình”, nay là trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy.
Trường cấp 3 NB thành lập trong điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh nghèo nàn. “Vạn sự khởi đầu nan”, tập thể giáo viên (GV) và học sinh (HS) thấm nhuần sâu sắc ý kiến chỉ đạo của đ/c Phan Điền cố Bí thư BCH tỉnh Đảng bộ Đảng Lao động (nay là Đảng cộng sản) NB: Cố gắng xây dựng nhà trường về mọi mặt (đội ngũ GV, CSVC, TTB, vườn trường, xưởng trường…) ngày càng tốt để xứng đáng vị trí vai trò là một trung tâm giáo dục, văn hóa, là trung tâm đào tạo cán bộ, đào tạo nhân tài cho xây dựng CNXH cho đất nước và cho tỉnh nhà, bước vào thời kỳ đầu xây dựng nhà trường cấp 3 với không ít khó khăn và gian khổ…
Năm học đầu tiên (1959-1960) trường có 04 lớp 8 với 219 HS, năm học sau lên 3 lớp 9 (do có HS chuyển trường hoặc bỏ học vì kinh tế gia đình có khó khăn…) và cuối cùng là 3 lớp 10; Đối tượng và địa bàn tuyển sinh là HS cấp II trong tỉnh; ngoài ra còn thu nhận một số HS cấp II thuộc mấy huyện Nam Định giáp NB và con em cán bộ ngoài tỉnh đến NB công tác… Phương thức tuyển sinh là xét tuyển theo kết quả học lực trong Học bạ.
Mấy tháng đầu tiên của HK1 năm học 1959 - 1960, trường chưa có trụ sở phải học nhờ trường cấp II thị xã NB tại Chùa Bát nên gặp nhiều khó khăn vì CSVC trường cấp II không thích hợp với việc tổ chức DH với một trường PT cấp III. Đến HK2 trường chuyển về địa điểm mới xây dựng tại thôn Bích Đào (Gia Khánh) nhà trường gồm 2 khối nhà kiên cố, với 4 phòng học, hai phòng dành cho GV ở, 2 phòng để học, chia làm 2 ca học sớm chiều. Những năm tiếp theo xây dựng thêm phòng học, phòng TN kiên cố, vườn trường và có hội trường, nhà tập thể GV, nhà chăn nuôi đều bằng nhà tranh tre nứa lá…
HS từ các huyện xa trong tỉnh về học, đa số phải trọ học ở các làng, xã quanh trường (xã Ninh Sơn, thị xã NB…); một bộ phận HS nhà cách trường 7,8 km thậm chí 13 đến 15 km nhưng vì gia đình khó khăn nên phải đi bộ hàng ngày đến trường. Đời sống vật chất HS thấp, thậm chí rất thấp, nhiều HS ăn không đủ no, thức ăn hàng ngày là rau dưa, cà muối, ăn mặc quần nâu áo vải…nhưng học tập rất chăm chỉ, lao động nghiêm túc, tự học cá nhân là chính, kết hợp với học nhóm thành nền nếp.
GV và CB lãnh đạo trường tập hợp từ nhiều nguồn. Lúc đầu có 11 GV, gồm 3 GV từ Cấp 3 Nam Định là: các GV Chính trị Nguyễn Đình Tràng (quyền hiệu trưởng (HT), sau đi làm hiệu phó (HP) trường TCSP Phúc Nhạc), Vũ Trần Thực - HT, Lê Xuân Trọng (Hóa), 3 GV cấp 3 (dạy ở trường cấp 2) được điều về: Lê Ánh (Văn), Phạm Hữu Kiều (Sử kiêm Địa) và Trần Minh Học (Trung văn), Nguyễn Chí Thuần (GV Toán dạy giỏi cấp II - sau 2 tháng đi học ĐH), 3 SV tốt nghiệp ĐHSPHN là Đinh Tiến Khu (Toán), Ngô Đình Nguyên (Lý) và Vũ Văn Dụ (Sinh), “GVTD” Nguyễn Thế Thiện (TN trường TDTT- BGD), năm học 1960 - 1961 có Lê Gia Linh (Văn), Nguyễn Trung Thành (Sinh)…, tiếp theo là: Đỗ Đình Tung (Toán), Tạ Ngọc Phú (Địa) …
Tới năm học tiếp theo nữa số lớp tăng dần, tới 7 lớp 8 và GV được bổ sung như: Môn Chính trị: Lê Khắc Thiệu; Môn Văn: Lưu Hùng Chương, Bùi Văn Đại, Trần Huyền; Môn Toán: Lê Khắc Thoại, An Học Hoằng, Phạm Đức Tú, Trần Bình, Vũ Xuân Hải, Vũ Quát, Trần Bảo Châu (nữ); Môn Lý: Nguyễn Mậu Luyện; Môn Hóa: Đinh Thúc Bệ; Môn Sinh: Quản Thị Chí Nghiêm; Môn Kỹ Thuật NN: Đặng Thị Ngọc Bích; Môn Nga văn: Phạm Đình Châu; Môn Trung Văn: Bùi Văn Chỉ…
Nhà trường không có HP, giúp việc HT là Thư ký Hội đồng nhà trường, lúc đầu là thầy Lê Ánh sau đó thầy An Học Hoằng.
Từ năm học 1962-63 trở đi, tỉnh mở thêm các trường PT cấp 3 Kim Sơn, Gia Viễn và cấp 3 Yên Khánh, số HS lớp 9,10 học trường cấp 3 LVT thuộc các huyện nói trên trở về học trường huyện, một số GV có kinh nghiệm được điều về trường mới thành lập.
Chi bộ Đảng: lúc đầu có 2 đảng viên (Vũ Trần Thực, Nguyễn Đình Tràng) nên sinh hoạt Đảng với chi bộ của Ty GD, sau có thêm anh Trịnh Kim Trừ cán bộ Tỉnh đoàn NB biệt phái về trường chỉ đạo công tác Đoàn trong HS và thành lập chi bộ đang đầu tiên của trường do thầy Vũ Trần Thực làm bí thư và những năm sau đó là thầy Lê Khắc Thiệu.
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng Lao động VN (1930-1960), Đảng có đợt phát triển Đảng lớn đầu tiên trong hòa bình, lấy ngày thành lập Đảng làm tên “Lớp Đảng viên mồng 6 tháng giêng” (sau này chính xác hóa ngày lập Đảng chuyển dịch là Lớp mồng 3 tháng hai). Công tác phát triển Đảng được hết sức chú ý: Các GV Trần Minh Học, Đinh Tiến Khu được kết nạp Đảng đầu tiên (1960) và tiếp đó là Nguyễn Thế Thiện, Trần Huyền, Vũ Văn Dụ, Bùi Ngọc Đại…Thuộc Lớp kết nạp đảng ấy, HS có Tống Kim Kiên và Ngô Xuân Hồng (Lớp 9C)…, Nguyễn Văn Thơi, Phạm Văn Toàn và Đặng Ngọc Toản, Đinh Văn Tưởng (Lớp 9B), Trần Văn Đức (10A), Nguyễn Thị Trong, Bùi Thị Xô…
Chủ trương sáng suốt phát triển Đảng trong HS có tầm nhìn chiến lược của BCH Đảng bộ NB trong ĐT lớp CB trung kiên với chế độ và sự chấp hành nghiêm túc chủ trương đó của Chi bộ Đảng trường cấp 3 LVT là một sáng tạo, không phải tổ chức Đảng nào trong trường học cấp 3 lúc đó cũng làm được.
Lãnh đạo nhà trường rất coi trọng công tác tổ chức DH&GD và phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt” - Một chức năng cơ bản của trường học.
Về hoạt động chuyên môn, có 2 tổ chuyên môn: Tổ KHXH: Tổ trưởng Lê Ánh; Tổ KHTN: Lê Xuân Trọng, dưới Tổ có các nhóm bộ môn. Hai tổ trưởng trên thực tế dạy học là các GV dạy giỏi, mẫu mực về dạy và có phong cách sư phạm hấp dẫn, góp phần quan trọng vào việc triển khai “Kế hoạch nhiệm vụ năm học” hàng năm, thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng một trường SP và nền nếp D-H trong GV và HS dưới sự chỉ đạo chuyên môn của HT, góp phần xây dựng TTSP, và bồi dưỡng các GV trẻ.
Trong cao trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt” thầy trò trường LVT sôi nổi thực hiện với khẩu hiệu “Tất cả vì HS thân yêu. Trong GV là phong trào thi đua đổi mới PPDH” để nâng cao chất lượng dạy học phải theo phương châm “Tinh giản và vững chắc”, “Ít mà tinh”, “Học liên hệ với hành”, “Lý thuyết gắn với thực tế”. Công tác dự giờ rút kinh nghiệm giảng dạy, thao giảng, HN chuyên đề môn học … được đẩy mạnh… HS thì có phong trào thực hiện “Phong cách học tập mới” của TW Đoàn TNLĐ VN phát động (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) với 4 nội dung:
“Hăng say vượt khó” -“Độc lập suy nghĩ”-“Làm việc có kế hoạch” và “Lý thuyết gắn liền với thực tế”. Toàn trường nổi lên cao trào thi đua xây dựng lớp học tiên tiến với khẩu hiệu: “Nỗ lực vượt mọi khó khăn, cố gắng phi thường để vươn lên học tốt”, giành danh hiệu “cờ đỏ”, “cờ vàng”…về đạt thành tích học tập tu dưỡng được tuyên dương trong họp toàn trường dưới cờ vào sáng thứ hai hàng tuần.
Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng và nòng cốt là đoàn TN các lớp khối 9 và 10 hình thành các “ Nhóm tu dưỡng phấn đấu vào Đảng”…
Cùng các tổ chức về chuyên môn, còn có các Tiểu ban: Ban giáo dục lao
động, Ban văn nghệ, Hội phụ huynh HS…Các hoạt động văn nghệ đã gây được tiếng vang và mến mộ của các cấp ủy Đảng, đoàn thể chính quyền và đồng bào trong tỉnh và thị xã NB.
Ngoài giờ học, HS còn thực hiện chế độ lao động mỗi tuần một buổi, tham gia xây dựng trường sở, xây dựng vườn trường, đào ao thả cá, cấy lúa, chăn nuôi gia cầm theo thực nghiệm khoa học, dệt chiếu cói, lao động ở xưởng trường…và lao động công ích, hưởng ứng lễ “Tết trồng cây” do Bác Hồ phát động, một thời từ TXNB đến quá Ninh Sơn, Ninh Phúc hai bên đường 10 rợp bóng lá xanh với 2 hàng cây xà cừ thẳng tắp, tham gia xây dựng Âu thuyền Sông Vân. Những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, dưới làn bom đạn, GV HS không quản gian khổ, hy sinh tích cực tham gia vận chuyển, sơ tán tài sản, kho tàng của Nhà nước.
Nhà trường kết nghĩa với đơn vị quân đội chủ lực để giáo dục truyền thống của quân đội…
Đội ngũ GV chủ nhiệm (GVCN) lớp là hết sức quan trọng nên đã bố trí các GV có uy tín và thâm niên GD giúp HT trong quản lý HS. GV CN là các thầy: Lê Ánh (8A, 10A); Trần Minh Học (8B, 9B); Vũ Văn Dụ (10B); Lê Xuân Trọng (8C,10C).
Hàng cuối tuần có buổi sinh hoạt lớp dưới sự chủ trì của GVCN nhằm đánh giá, tình hình, kết quả học tập của HS và đề ra biện pháp phấn đấu…
Từng học kỳ và cuối năm học GVCN phân loại đạo đức HS; Phân loại đạo đức cuối năm phần lớn là Tốt, Khá còn lại là TB, tỷ lệ yếu kém thấp, có lớp có năm không có nhất là về cuối cấp học.
HS không phải học thêm, số HS có học lực kém tùy mức độ, được nhà trường hoặc lớp tổ chức phụ đạo (không có khái niệm đóng tiền).
GVCN và các GV bộ môn có kế hoạch theo dõi HS ngoài lớp, nắm sát được tình hình HS tự học nội trú và hoàn cảnh của HS ở gia đình, ốm đau được biết là GVCN có mặt, giữ được mối liên hệ mật thiết với phụ huynh HS thông qua kế hoạch thăm hỏi, đi thực tế của GV đến quê quán HS. Nhà trường còn có tổ chức các nhóm GV (nòng cốt là các GVCN và một số GV bộ môn) phụ trách các cụm xã phụ huynh HS ở các huyện. Định kỳ có họp mặt để năm bắt tình hình HS … PHHS tin tưởng ở thầy giáo, nhiều trường hợp có các cụ “đầu râu tóc bạc” không ngần ngại còn xin ý kiến các thầy (mà các thầy thì còn rất trẻ, thậm chí chưa có gia đình) về việc đại sư như “dựng vợ gả chồng” cho con em, đang là HS của trường.
Hàng trăm HS LVT ngày ấy ra trường đã bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước và cho tỉnh, tham gia cuộc KC chống Mỹ thắng lợi và xây dựng, phát triển kinh tế. Nhiều HS đã trở thành CB cốt cán của các huyện/quận,tỉnh /TP, ban ngành TW, những xã viên nông nghiệp, nhà DN giỏi, các sĩ quan cao cấp của lực lượng vũ trang, và các nhà khoa học (GSTS. Trần Quang Học - ĐHQGHN); trong đó có những Đảng viên HS như Ngô Xuân Hồng, Bùi Thị Xô là các TUV TPHN phụ trách các sở, ngành…, Đinh Văn Tưởng - Đại tá CA, Thiếu tướng Tống Kim Kiên … Một số HS đã ra chiến trường KC chống Mỹ và đã hy sinh tuổi trẻ cho sự nghiệp CM của đất nước và “Mãi mãi tuổi 20”.
Nhà trường cấp 3 LVT còn thực hiện công tác “Một hội đồng, 2 nhiệm vụ”, ngoài làm nhiệm vụ DH và GD của trường, hàng tuần (tối thứ 5 và chủ nhật) GV còn đi bộ dạy BTVH cho các CB sơ cấp, trung cấp thuộc các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, kinh tế, văn hóa, GD, dân y và quân y, của một số huyện, thị, các cơ quan chuyên môn (CM) của căn cứ tỉnh đóng tại TXNB nâng trình độ văn hóa từ cấp 2 lên hết cấp 3. Hàng trăm CB đã tốt nghiệp cấp 3; Phần lớn số CB đó đã học lên đại học; trở thành CBQL, cốt cán CM cấp huyện thị và tỉnh; Đặc biệt trường còn trực tiếp dạy riêng cho một số Tỉnh ủy viên, trong đó cố BT TU Phan Điền đạt độ 10PT, sau này là chủ tịch Hà Nam Ninh.
Tháng 8 - 1964, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ phát động ra miền Bắc và lan rộng tới quê hương, trường cấp 3 LVT NB non trẻ - vừa tròn 5 năm tuổi thành lập - bước vào thời kỳ gian khổ mới, sơ tán về nông thôn (Gia Khánh), được sự gây dựng từ đầu nền móng nhà trường của Cố HT Vũ Trần Thực (1959- 1964) theo triết lý đúng đắn là, giáo dục phục vụ chính trị và kết hợp với lao động sản xuất, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội và tiếp tục lãnh đạo kiên trì và bền bỉ của Cố HT Lê Khắc Thiệu (1964 - 1968), của Chi bộ Đảng và nỗ lực không ngừng của TTSP nhà trường vẫn thực hiện thành công khẩu hiệu “Dù khó khăn đến đâu cũng phải Dạy tốt và Học tốt”.
Quá trình xây dựng nhà trường LVT thời kỳ đầu có thể nêu ra ba bài học sau:
Thứ nhất, HT nhà trường đã am hiểu về kiến thức lãnh đạo xây dựng một nhà trường cấp 3. Coi trọng xây dựng các yếu tố căn bản của chất lượng GD: Chuyên môn DH-GD và quy chế GD; Kiểm tra, đánh giá; Xây dựng đội ngũ GV; Tạo động lực học tập và tu dưỡng HS; Xây dựng CSVC-TTB cho DH; Vận động PHHS chăm lo sự học của con em.
Thứ hai, Gắn xây dựng trường học với xây dựng Đảng trong GV và HS. HT - chăm lo chỉ đạo DH&GD, Bí thư chi bộ chăm lo tổ chức giáo dục về Đảng…là hai nhân vật trung tâm của nhà trường - một cặp bài trùng ăn ý tuyệt vời, với lao động quản lý tới mức đam mê, lại được “Tiền hô hậu ủng” của một TTSP vững chắc, đoàn kết và nhất trí, “Tất cả vì HS thân yêu”.
Thứ ba, Đã tranh thủ được sự lãnh đạo các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp từ tỉnh đến Thị xã (nay là TP) quan tâm đầu tư xây dựng; nhà trường…Đã có thành công trong tạo dựng mối quan hệ vững chắc: NT - GĐ - XH.
Các bài học rút ra phù hợp với khoa học quản lý hiện đại thời nay:
Bất luận để thành công một công việc gì cần có 3 yêu tố :
i) Có đủ tri thức của công việc yêu cầu
ii) Thái độ đúng đắn của cộng đồng bao gồm thái độ của người lãnh đạo và thái độ của người bị lãnh đạo
iii) Điều kiện để bảo đảm thực hiện công việc (nhân tài ,vật lực…). HT Vũ Trần Thực và kế nhiệm là HT Lê Khắc Thiệu đã đặt cơ sở nền móng “đường băng” để nhà trường “cất cánh”.
Sau 60 năm nhìn lại “Đường băng” - Trường cấp 3 Lương Văn Tụy thưở ban đầu “khởi công, thiết kế”, nhiều thế hệ TTSP với lớp lớp GV. HS và CBQL trường hoàn thiện và hoàn thiện thêm… để “cất cánh” như hôm nay; Các phần thưởng Huân chương cao quý, Nhà nước đã trao tặng, đỉnh cao là Huân chương Độc lập hạng nhì đã nói lên “hồn cốt” sự nỗ lực của tập thể SP trường cấp 3 LVT, nay là trường THPT Chuyên LVT NB qua các chặng đường
xây dựng và phát triển…xứng danh mái trường mang Tên Người TNCS Lương Văn Tụy anh dũng của đất Hoa Lư ngàn năm yêu dấu.

Hà Nội, mùa xuân năm 2019
Số lượt đọc:  256  -  Cập nhật lần cuối:  28/10/2019 06:29:18 PM
Liên kết Website








Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 10.585
Tổng số thành viên: 10
Số người trực tuyến: 232