THPT Chuy�n Luong Van T?y
Đang tải dữ liệu...
Sinh học

Tuần 29: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN SINH HỌC LỚP 10 (Cấp THPT)

  09/03/2015 10:52:31 PM 
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình sinh học 10

I. NỘI DUNG DẠY HỌC SINH HỌC 10

SINH HỌC TẾ BÀO VÀ SINH HỌC VI SINH VẬT

1. Yêu cầu về kiến thức

1.1. Đối với địa phương thuận lợi:

- Trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về cấp độ tổ chức cơ thể của thế giới sống .

- Học sinh hiểu và trình bày được các kiến thức cơ bản về thành phần hoá học, vai trò của nước, cấu trúc và chức năng của các hợp chất hữu cơ chủ yếu cấu tạo nên tế bào, trình bày được cấu trúc và chức năng của các thành phần của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.

- Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, sự khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

- Học sinh nêu và giải thích được các cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất, phân biệt được hình thức vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, phân biệt được xuất bào, nhập bào.

- Học sinh hiểu và trình bày được khái niệm, bản chất của hô hấp, quang hợp xảy ra ở bên trong tế bào. Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

- Học sinh có khái niệm về chu kì tế bào, phân biệt được nguyên phân và giảm phân, hiểu được nguyên lí điều hoà chu kì tế bào, có ý nghĩa lớn trong lĩnh vự y học.

- Học sinh hiểu và trình bày được khái niệm vi sinh vật, các kiểu dinh dưỡng và ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống,

- Học sinh hiểu và trình bày được tính quy luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục và không liên tục.

- Học sinh được có kiến thức cơ bản về virut, phương thức sinh sản của virut, ứng dụng của virut trong thực tiễn. Đồng thời học sinh cũng nắm được khái niệm miễn dịch và bệnh truyền nhiễm.

- Trên cơ sở nắm vững các kiến thức cơ bản, học sinh biết vận dụng các kiến thức vào thực tiễn sản xuất và đời sống, hiểu và vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế.

- Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.

- Củng cố cho học sinh quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và nhà nước về dân số, sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, vấn đề ma tuý và tệ nạn xã hội.

- Rèn luyện cho học sinh tư duy biện chứng, tư duy hệ thống.

1.2. Đối với vùng khó khăn:

- Có thể giảm nhẹ hơn ở các bài có kiến thức cơ chế phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của chương trình. Cụ thể như sau:

Phần một: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

- Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

- Hệ thống năm giới sinh vật theo quan điểm của Whittaker và Margulis

- Sơ đồ phát sinh giới thực vật và động vật.

- Đa dạng của thế giới sinh vật.

Phần 2: SINH HỌC TẾ BÀO

- Bốn nguyên tố cơ bản cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ.

- Các nguyên tố đại lượng và vi lượng

- Cấu trúc chức năng của nước, cacbohidrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.

- Cấu trúc tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.

- Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

- Thực hành : quan sát tế bào dưới kính hiển vi, thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

- Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.

- Vai trò của enzim trong chuyển hoá vật chất

- Hô hấp, quang tổng hợp.

- Thực hành: một số thí nghiệm về enzim

- Phân bào nguyên phân và giảm phân.

- Thực hành : quan sát các kì phân bào qua tiêu bản.

Phần ba : SINH HỌC VI SINH VẬT

- Các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.

- Các kiểu hô hấp.

- Thực hành : ứng dụng lên men

- Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật

- Thực hành : quan sát một số loại vi sinh vật và bào tử nấm mốc.

- Cấu trúc chung virut, quá trình nhân lên của virut trong tế bào.

- Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch.

2. Yêu cầu về kĩ năng

2.1. Đối với các địa phương thuận lợi

- Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học: Học sinh thành thạo.

- Kỹ năng thực hành sinh học: Học sinh thành thạo.

- Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn: Học sinh có thể vận dụng được.

- Kỹ năng học tập: Học sinh thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học (biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo nhỏ...).

2.2. Đối với các vùng khó khăn

- Kỹ năng quan sát, mô tả: Học sinh biết quan sát và mô tả được.

- Kỹ năng thực hành sinh học: yêu cầu giảm nhẹ hơn ở các bài 15, 28 (sách cơ bản)

- Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn ở địa phương: Bước đầu học sinh có thể vận dụng được.

- Kỹ năng học tập: Bước đầu học sinh biết cách tự học.

Tải tài liệu gốc tại: Đây