|
|
|
Tuần 31: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN BỀ MẶTTRÁI ĐẤT | |
07:45' AM - Thứ hai, 23/03/2015 | | I. PHẦN LÍ THUYẾT: 1. Nhiệt độ không khí: a. Bức xạ Mặt Trời và nhiệt độ không khí trên Trái Đất: Bức xạ Mặt Trời là dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời tới Trái Đất, chủ yếu là các sóng điện từ - các tia sáng nhìn thấy và không nhìn thấy. Đây là nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất. Nguồn bức xạ này tới Trái Đất được bề mặt đất hấp thụ tới 47%, 30% tới khí quyển lại bị phản hồi vào không gian, 19% khí quyển hấp thụ, 4% tới mặt đất lại phản hồi vào không gian Như vậy nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt trời đốt nóng. Nhiệt lượng do Mặt trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời, nếu góc chiếu lớn thì nhiệt lượng lớn và ngược lại b. Tuy nhiên, nhiệt độ trên Địa cầu còn do bức xạ cùng với chuyển động của các khối không khí nóng, lạnh quyết định và chịu ảnh hưởng quan trọng của mặt Địa cầu: Trên Địa cầu nhiệt độ có sự thay đổi do tác động của bức xạ Mặt Trời. Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Địa cầu tác động theo một nhịp điệu rất điều hòa, nên bức xạ làm phát sinh trên Địa cầu một nhiệt trường ổn định. Nhưng bức xạ một khi đã làm cho không khí nóng lên thì các khối không khí chuyển động mang theo nhiệt độ đã nhận được từ nơi này đến nơi khác trên Địa cầu. Chuyển động cuả các khối khí có hai chiều: chiều thẳng đứng từ cao xuống thấp, hay từ thấp lên cao và chiều ngang là chuyển động làm sinh ra gió. Những chuyển động ngang của các khối không khí mang nhiệt từ nơi này đến nơi khác, như chuyển động của khối khí lạnh và gió mùa Đông Bắc nhiệt độ thấp đến nước ta. Các chuyển động này sinh ra trên mặt Địa cầu một nhiệt trường chuyển động. Nhiệt trường này chồng lên nhiệt trường ổn định do bức xạ tạo ra và nhiệt độ của hai nhiệt trường ấy phối hợp, quyết định nhiệt độ thực tế của mỗi nơi trên Địa cầu. Về phương diện địa lý, nói đến nhiệt độ ở một địa điểm là nhiệt độ không khí ở nơi ấy – tức nhiệt độ của lớp không khí gần sát mặt Địa cầu, cách mặt ấy 2 mét, là lớp không khí mà ta thở. Nhiệt độ của lớp không khí này lại có liên quan mật thiết với nhiệt độ của mặt Địa cầu. Vì thế tính chất mặt đệm dưới ( là đất hay nước, băng tuyết hay thực vật…) có ảnh hưởng lớn tới nhiệt độ của một địa phương. 2. Đặc điểm chế độ nhiệt của lớp khí quyển dưới thấp: Không khí nhận được nhiệt của Mặt Trời đốt nóng trực tiếp và nhiệt từ mặt đất truyền lên, trong đó lượng nhiệt nhận được từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức xạ và 500 000 lần so với dẫn nhiệt phân tử. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở dưới thấp là nhiệt của bề măt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng. Việc truyền nhiệt từ mặt đất vào không khí chủ yếu do loạn lưu. Loạn lưu (đối lưu nhiệt) là sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí do mặt đất bị đốt nóng không đều gây ra. Không khí bị mặt đất đốt nóng bốc lên cao mang theo nhiệt. Các phần tử khí trong chuyển động loạn lưu, dần dần tiếp theo nhau nhận được nhiệt khi tiếp xúc với bề mặt đất nóng và khi thăng lên hay di chuyển sẽ truyền nhiệt cho các phân tử khác. Nhiệt được đưa vào không khí cùng với hơi nước bốc hơi, rồi được tỏa ra trong quá trình ngưng kết. Mỗi gam hơi nước chứa 600 calo tiềm năng nhiệt hóa hơi. Do mặt đất là nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu, nên nhiệt độ không khí ở lớp dưới thấp giảm theo chiều cao. Trung bình không khí ẩm khi lên cao 100m, giảm 0,60C. Nếu nhiệt độ của khối khí lạnh hơn xung quanh, nó sẽ giáng xuống (với điều kiện trạng thái khí quyển ổn định). Khi đó, nhiệt độ khối khí sẽ tăng lên, trung bình tăng 10C trên 100m, nếu đó là không khí khô.
Tải tài liệu gốc tại: Đây
Số lượt đọc:
4400
-
Cập nhật lần cuối:
23/03/2015 09:20:26 AM |
|
|
|
|