THPT Chuy�n Luong Van T?y
Đang tải dữ liệu...

Trang chủGiới thiệuHội trường 60 nămTin tứcThông báoCông khaiThư viện tài liệuTuyển sinh
   Toán học    |    Tin học    |    Vật lý    |    Hóa học    |    Sinh học    |    Ngữ văn    |    Ngoại ngữ    |    Lịch sử    |    Địa lý    |    Upload   
Ngữ văn

Tuần 35: Suy Ngẫm Về Câu Thơ Nguyễn Đình Thi

   
08:00' AM - Thứ hai, 20/04/2015
Ôm đất nước những người áo vải
đã đứng lên thành những anh hùng (đất nước)

Bùi Ngọc Minh


1.
Mỗi khi nhớ về một nhà thơ, tâm tư ta thường ngân vang những bài thơ hay, những câu thơ hay của nhà thơ ấy. Đó là những vần thơ màngười thì cho là làm họ lạnh xương sống, người thì bảo rằng làm họ chảy nước mắt, thậm chí có người còn cực đoan hơn khi cho rằng đọc được một câu thơ hay có chết cũng sướng… riêng tôi lại thấy khi có may mắn, diễm phúc hội ngộ với những câu thơ như vậy, dường như có một mũi kim, khẽ chạm vào đâu đó trên da thịt và làm lan tỏa khắp con người mình một cảm giác đê mê, tâm trí lâng lâng… để rồi nó ám ảnh làm mình không thể nào quên được. Câu thơ: ôm đất nước những người áo vải – đã đứng lên thành những anh hùng của nguyễn đình thi, với tôi là một trong những câu thơ như thế.
2. Đất nước là một bài thơ không dài lắm (49 câu thơ) nhưng lại được viết trong khoảng thời gian khá dài (1948 -1955). Điều này cho thấy nhà thơ trăn trở suy tư, nung nấu, lao tâm khổ tứ về đứa con tinh thần của mình như thế nào. Câu thơ đạt đến sự giản dị trong sáng mà cao sang vô cùng. Nó trong suốt như ánh sáng mặt trời,(nhưng khi phân tích quang phổ lại lấp lánh bảy sắc cầu vồng). Hình ảnh, câu chữ không tân kì hiện đại, ngỡ như đọc lên là hiểu ngay, không ngờ lại sâu sắc, hàm súc tuyệt vời:
ôm đất nước những người áo vải
đã đứng lên thành những anh hùng
Toàn những chữ quen thuộc mà sao ám ảnh ta đến thế ? Chữ ôm trong tiếng ta là một động từ, thường dùng chỉ những cử chỉ âu yếm thân thiết trong quan hệ máu mủ ruột rà, thân tình thắm thiết (tôi dang tay ôm nước vào lòng – sông mở nước ôm tôi vào dạ, nhớ con sông quê hương, tế hanh); cũng có khi dùng trung tính, hoặc dùng chỉ sự tham lam vô độ nào đó (này này đế quốc biết hay chăng? (…) trái đất ngươi ôm, ôm chẳng nổi – ta với trời kia cả cung trăng, lê đức thọ). Trong câu thơ nguyễn đình thi, chữ ôm thuộc nghĩa đầu tiên. Những người áo vải, ai chẳng hiểu là quảng đại dân chúng là tập đoàn người đông đảo nhất, nó phân biệt, thậm chí đối lập với những người áo gấm. Những người áo vải còn được gọi là bách tính, trăm họ, dân đen con đỏ, dân chúng hay thảo dân (khi là cây mác cây chông – khi là ngọn cỏ, khi không là gì), chúng sinh, quần chúng và gần đây còn có chữ cửu vạn (vốn là tên một con bài trong cỗ tổ tôm vẽ hình một người đang còng lưng vác một kiện hàng lớn)…những kiếp vô danh, sống lầm lũi, lam lũ thậm chí chịu thiệt thòi nhiều thứ: đói nghèo, tăm tối, tủi nhục…nhưng đông đảo nhất ở mọi không gian kiếp người. Hạt nhân của những người áo vải ở đất nước này, đến nay là lớp người nào? Nếu không phải là người nông dân cổ cày vai bừa, một nắng hai sương, chân lấm tay bùn ,bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó – chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung – chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng bộ ( văn tế nghĩa sĩ cần giuộc, nguyễn đình chiểu) ? Vậy mà, trong câu thơ, những người áo vải bỗng vụt hiện lớn lao kì vĩ, ôm (gữi gìn, bảo vệ và dựng xây) đất nước giang sơn gấm vóc này, trong suốt chiều dài lịch sử nhiều nghìn năm. Không gian giang sơn đất nước rộng lớn, bỗng trở nên nhỏ bé thân thương bởi tấm lòng của những người áo vải. Họ là những người khổng lồ về lòng yêu nước và sức sống mãnh liệt trường tồn. Không hiểu sao cứ đọc câu thơ này, tôi lại liên tưởng đến bức tranh thánh đức mẹ đồng trinh bế chúa hài đồng của thiên chúa giáo. Sau này, các nhà thơ thế hệ chống mĩ đã suy tư về những người áo vải vô cùng thấm thía sâu sắc:
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh...
(……)
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
( mặt đường khát vọng, nguyễn khoa điềm)

Cha tôi đó dân làng tôi vậy đó
Xả hết mình khi đất nước gặp tai ương
Rồi thanh thản trở về với ruộng
Sống lặng yên như cây cỏ trong vườn
( cầu bố, nguyễn duy)
Từ khi lập quốc, người áo vải xứ ta luôn thủy chung sống chết với đất nước này. Họ không tiếc công sức, tiền của thậm chí cả sinh mạng của mình vì sự trường tồn của tổ quốc trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước. Trái tim yêu nước của người áo vải cực kì đáng kính trọng và cho đến thời nay, họ vẫn là những người rất quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất, có công lớn nhất đưa nước việt ta, từ một nước nông nghiệp lúa nước triền miên thiếu đói về lương thực, trở thành một trong những cường quốc hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo, nhưng họ vẫn là tầng lớp xã hội chiếm số đông nhất trong số những người có thu nhập thấp. Họ không như những trần ích tắc, trần thiêm bình, lê chiêu thống… bán nước cầu an, không như tổng thống việt nam cộng hòa nguyễn văn thiệu hùng hồn tuyên bố tử thủ sài gòn, rồi lặng lẽ ôm tài sản quốc gia …đánh bài chuồn…người áo vải trở nên khổng lồ, mang tầm kích huyền thoại trong tư thế trữ tình đậm chất sử thi ôm đất nước… đứng lên thành những anh hùng .nhạc điệu, nhịp điệu, âm điệu của câu thơ, không phải được tạo nên do âm vận, mà là thứ nhạc của câu thơ tự do rất gần, nếu không muốn nói là áp sát với lời nói thông thường, với khẩu ngữ, nhưng vẫn cứ là thơ đích thực. Đó phải chăng là âm nhạc của tấm lòng nhà thơ với những người áo vải? Ta hiểu vì sao, trước đó nguyễn đình thi chủ trương một lối thơ không vần, nhưng rồi do những lí do chủ quan và khách quan, chủ trương cách tân thơ việt của ông giữa đường đứt gánh. Thật đáng tiếc thay ! Ta cũng hiểu vì saođất nước được viết trong thời gian dài như vậy. Đó phải chăng là kết tinh những suy tư mang tầm triết luận về lịch sử, văn hóa, về thân phận người áo vải ở xứ ta của nguyễn đình thi; điều mà thời gian gần đây giới học giả (người đứng đầu: nhà văn vừa quá cố hoàng ngọc hiến) gọi là minh triết? Câu thơ này có thể gọi là minh triết nguyễn đình thi được chăng? Vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt, kiên cường bất khuất của đất nước này đồng nghĩa với sự mất mát hi sinh, giản dị, bình dị, hiền hòa mà vô cùng quật khởi của những người anh hùng áo vải qua tất cả những thăng trầm của lịch sử dân tộc.

Tải tài liệu gốc tại: Đây

Số lượt đọc:  1154  -  Cập nhật lần cuối:  20/04/2015 08:02:32 AM
Liên kết Website








Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 40.740
Tổng số thành viên: 10
Số người trực tuyến: 476