THPT Chuy�n Luong Van T?y
Đang tải dữ liệu...

Trang chủGiới thiệuHội trường 60 nămTin tứcThông báoCông khaiThư viện tài liệuTuyển sinh
   Toán học    |    Tin học    |    Vật lý    |    Hóa học    |    Sinh học    |    Ngữ văn    |    Ngoại ngữ    |    Lịch sử    |    Địa lý    |    Upload   
Ngữ văn

Tuần 32: Người lái đò Sông Đà

   
08:10' AM - Thứ sáu, 03/04/2015
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức

Giúp học sinh hiểu:
- Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò Sông Đà
- Vận dụng kiến thức đa ngành, bằng câu chữ điêu luyện, nghệ thuật nhân hóa, so sánh, mạch liên tưởng đa chiều tài hoa, uyên bác…, Nguyễn Tuân đã làm hiện hình Sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình; có lúc tưởng như mang diện mạo, tâm địa của một thứ kẻ thù số một với con người nhưng thực ra lại luôn hòa hợp trong mối quan hệ với con người. Đồng thời nhà văn bộc lộ tình yêu tha thiết với thiên nhiên, quê hương, đất nước.
- Từ đó giúp học sinh thấy được nét đặc sắc chủ yếu trong nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân.
2. Kĩ năng
- Qua bài đọc- hiểu một văn bản thuộc thể tùy bút, HS sẽ hiểu về đặc trưng của thể , rèn luyện kĩ năng tìm hiểu một văn bản tùy bút. - HS biết vận dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, trong nhiều tình huống mà các em sẽ gặp sau này.
3. Thái độ
- Giáo dục nhân cách cho HS, bồi dưỡng tư tưởng trong sáng., tình cảm yêu nước, yêu cảnh trí non sông gấm vóc Việt Nam.
- HS có những nhận thức sâu sắc về hiện thực cuộc sống, biết yêu, bảo vệ và chung sống hòa bình với thiên nhiên; có thái độ thân thiện với tự nhiên, không khai thác cạn kiệt dẫn đến tàn phá tự nhiên.
4. HS biết tích hợp những kiến thức về Ngữ học, Lí luận văn học, Lịch sử, Địa lí, Văn hóa học, Sinh thái học…khi tìm hiểu một tác phẩm văn chương, kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề mang tính phức hợp.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học trên word và power point.
- Một số tư liệu lịch sử, địa lí về sông Đà, tài liệu nghiên cứu văn học về tác phẩm Người lái đò Sông Đà.
C.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản, kết hợp phát vấn với giải thích, diễn giảng, trình chiếu. Giáo viên tổ chức giờ dạy theo sự kết hợp giữa các phương pháp: đọc tái hiện, nêu vấn đề, gợi tìm, đàm thoại, trao đổi thảo luận nhón, kết hợp với diễn giảng thuyết trình.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định trật tự.
* Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh trong quá trình dạy bài mới.
* Bài mới:
- Lời vào bài: Nhà thơ CLV trong bài thơ Tiếng hát con tàu đã từng viết:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.
Có một thời Tây Bắc đã trở thành mảnh đất hóa tâm hồn của bao cuộc đời và là nguồn cảm hứng dạt dào cho bao văn nhân, nghệ sĩ. Nhà văn Nguyễn Tuân trên hành trình kiếm tìm cái đẹp cũng đã dừng chân tại mảnh đất Tây Bắc và phát hiện chất vàng mười của thiên nhiên và con người xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng này. Các em có thể thấy được điều đó qua tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. Ở lớp 11 các em đã được làm quen với tác giả Nguyễn Tuân qua truyện ngắn Chữ người tử tù. Hôm nay các em sẽ được gặp lại tác giả này qua một tác phẩm khác, ở một thể loại khác đó là: Tùy bút.
Người lái đò Sông Đà (trích) sẽ được tìm hiểu trong hai tiết. Tiết 1 sẽ dừng ở việc tìm hiểu tính cách hung bạo của Sông Đà.

Tải tài liệu gốc tại:
Đây

Số lượt đọc:  316  -  Cập nhật lần cuối:  03/04/2015 08:10:03 AM
Liên kết Website








Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 56.449
Tổng số thành viên: 10
Số người trực tuyến: 537